TS. Chử Đức Hoàng (Dr. Hoang ChuDuc)

Email: hoangcd@most.gov.vn

Mobile: +84.913.060.581

2023. Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và bế mạc Techfest Bắc Giang 2023

Sáng ngày 12/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023, đồng thời bế mạc Ngày hội KNĐMST tỉnh Bắc Giang 2023 (Techfest Bắc Giang 2023) và trình diễn kết nối cung cầu công nghệ. Khép lại kỳ Techfest đầu tiên thành công tốt đẹp. Tại vòng chung kết, các dự án có 5 phút thuyết trình và 10 phút trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban Giám khảo. Các dự án tiếp tục thể hiện những điểm mới, sáng tạo, tính ưu việt trong mô hình kinh doanh; khả năng phát triển của sản phẩm; xác định giá trị cốt lõi và chân dung khách hàng; chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn; cũng như chứng minh năng lực của đội nhóm khởi nghiệp.

2023. Đại học Đà Nẵng trao Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2022-2023

Sáng ngày 11/11, hướng tới chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023), ĐHĐN tổ chức "Festival Khoa học và Công nghệ (KHCN) Sinh viên (SV) ĐHĐN lần thứ V năm 2023" và Tổng kết, trao giải, phát động “Giải thưởng SV nghiên cứu khoa học (NCKH) ĐHĐN”; Triển lãm các sản phẩm KHCN, sáng tạo của SV với chủ đề: “Tuổi trẻ ĐHĐN sáng tạo vì phát triển bền vững”. Tham dự Chương trình có PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ-Thành ủy viên, Giám đốc ĐHĐN; TS. Lê Đức Viên-Thành ủy viên, Giám đốc Sở KHCN thành phố Đà Nẵng; Ông Nguyễn Mạnh Dũng-Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng; TS. Chử Đức Hoàng-Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF); PGS.TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN; GS. Trương Nguyện Thành-ĐH Utah, Hoa Kỳ (diễn giả giao lưu với SV trong Chương trình).

2023. TẬP HUẤN CHUYÊN SÂU MÔ HÌNH, Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH BẮC NINH

Trong 2 ngày 18-19/10/2023, Ban Tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Ninh năm 2023 tổ chức tập huấn cho các tác giả và nhóm tác giả có ý tưởng, công trình, dự án tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Ninh năm 2023. Khai mạc Hội nghị tập huấn có Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Chánh Văn Phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia; đồng chí Ngô Chí Quang, Phó giám đốc Sở, thành viên BTC cuộc thi cùng với tác giả và nhóm tác giả lọt vào vòng Chung kết cuộc thi.

2023. Ngành năng lượng Việt Nam - triển vọng và thách thức

Ngành năng lượng Việt Nam hiện nay phát triển trong tất cả các khâu: thăm dò, khai thác, chế biến, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Điều đó góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, trạng thái an ninh năng lượng chưa được đảm bảo, dự trữ quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá so với thị trường thế giới. TS. Chử Đức Hoàng với bài trình bày “Từ năng lượng truyền thống đến năng lượng sạch: vai trò của đổi mới công nghệ”.

2023. Đại hội Công đoàn Quỹ NATIF lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá đúng thực trạng kết quả lãnh đạo, những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế và những bài học kinh nghiệm được rút ra. Với tinh thần tập trung dân chủ, trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Công đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 05 đồng chí: Đ/c Chử Đức Hoàng (Chủ tịch), Hoàng Văn Trung, Nguyễn Kiêm Toàn, Đặng Thị Xuân Yến và Lê Vân Anh.

2023. Hội thảo ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y sinh

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Ireland, Khoa Điện tử viễn thông (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức hội thảo về ứng dụng các hệ thống tự động hóa và công nghệ micro-nano cơ điện tử trong lĩnh vực y sinh vào ngày 26/05/2023, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại E3.

Buổi hội thảo diễn ra với hai nội dung gồm Các hệ thống tự động hóa và Công nghệ micro-nano ứng dụng trong lĩnh vực y sinh. Hai nội dung này được các chuyên gia trình bày trong các báo cáo, TS. Chử Đức Hoàng (Bộ Khoa học và công nghệ) trình bày báo cáo “Các giải pháp công nghệ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”.

2023. Dùng ChatGPT tích cực sẽ hưởng được lợi ích

Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam (VAYSE) chiều 15-2 tổ chức tọa đàm với chủ đề "Trí tuệ nhân tạo và những thành quả nhìn từ ChatGPT" với nhiều diễn giả là các chuyên gia trong những lĩnh vực: khoa học công nghệ, ngôn ngữ học, công nghệ giáo dục…

TS Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng ChatGPT hay các công cụ tương đương giúp thúc đẩy, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Cái gì quá mới chúng ta cần có cơ chế thử nghiệm trước khi ứng dụng. 

2022. Cần cơ chế khuyến khích doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt về công nghệ

Chia sẻ thêm về vấn đề phát triển hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cho rằng, tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của đa số doanh nghiệp còn yếu; các chính sách thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa tác động đủ lớn. 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế trong nhận thức về vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới công nghệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc trích lập quỹ cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

2022. Chính sách cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Cần được bổ sung và hoàn thiện

Tuy nhiên, Tiến sĩ Chử Đức Hoàng (Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia) cho rằng, tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của đa số doanh nghiệp còn yếu; các chính sách thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa tác động đủ lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế trong nhận thức về vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới công nghệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. 

Nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc trích lập quỹ cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Qua khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chi 1,6% doanh thu hằng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như: Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%). Đặc biệt, có tới 80% doanh nghiệp chưa hợp tác với đơn vị, tổ chức khác để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.

2022. Bài cuối: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: ‘Nút thắt’ ở cơ chế?

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của nước ta đang trong giai đoạn hình thành, do đó khung khổ thể chế chưa đầy đủ, theo kịp các nước phát triển. Vấn đề đặt ra là vận hành các công cụ, chính sách hiện hành một cách có hiệu quả hơn, "trúng đích" hơn, đồng thời “phân vai” rõ ràng, đẩy mạnh phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Từ thực tiễn hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo, ông Chử Đức Hoàng, Phó Trưởng Phòng Tài trợ đề tài và Hoạt động đổi mới công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH&CN) nhận thấy hiện nay, doanh nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới công nghệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Vì thế, việc hoàn thiện hồ sơ trong quá trình xét chọn, phê duyệt nhiệm vụ thường bị kéo dài, không đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp.

2022. Khơi thông Quỹ phát triển Khoa học & Công nghệ: Chìa khoá phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch và thúc đẩy chuyển đổi số

Đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh việc chuyển đổi số là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển, chiếm lĩnh thị trường trong thời đại công nghệ hiện nay. Vì vậy, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chính là nguồn lực hỗ trợ trong hoạt động đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững để thích ứng với mọi biến động của thị trường, đặc biệt là sau những tác động xấu của đại dịch Covid-19.

TS. Chử Đức Hoàng (Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia – NATIF) cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc trích lập Quỹ cũng như hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, số trích lập quỹ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thấp, không đủ để thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong khi các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tín dụng để bổ sung thêm lại không có, hoặc có nhưng khó tiếp cận.

2022. Khơi nguồn đầu tư cho R&D

Không thể phủ nhận, những năm gần đây, chỉ số "đổi mới, sáng tạo" của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập về lĩnh vực này. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 sau khi cập nhật số liệu GDP (tăng khoảng 36% so năm 2020). Tuy vậy, bức tranh không chỉ có gam mầu sáng. 

TS Chử Đức Hoàng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hiện có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, được giao thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Thế nhưng, do nhiều doanh nghiệp còn hạn chế trong nhận thức về vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, triển khai các đề tài, dự án đầu tư đổi mới công nghệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nên việc hoàn thiện hồ sơ trong quá trình xét chọn, phê duyệt nhiệm vụ thường bị kéo dài, không đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp.

2022. Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học trẻ giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0

Mới đây, Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ; Đoàn thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội, Đoàn trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học trẻ giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0”. Đại biểu tham dự hội thảo đã nghe 6 báo cáo tham luận và thảo luận rất sôi nổi của các khách mời, đại biểu trong đó có bài trình bày về "Những chính sách hỗ trợ trí thức trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao tri thức" của TS. Chử Đức Hoàng - Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN.

2022. Chuyển đổi số giúp thanh niên nông thôn vượt “bão” Covid-19

Dịch Covid-19 khiến khoảng 10 triệu người dân ở nông thôn bị giãn cách xã hội, song vẫn có thể kinh doanh nông sản nhờ vào việc ứng dụng công nghệ. Năm 2021 để lại nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp, song đại dịch Covid-19 dường như tạo nên “sức bật” cho quá trình chuyển đổi số ở nông thôn trở nên mạnh mẽ hơn.

Để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, Tiến sỹ Chử Đức Hoàng, Phó Trưởng phòng Tài trợ Đề tài hoạt động, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, các mô hình, dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ cần được tập hợp, tạo nên mạng lưới dữ liệu về khoa học công nghệ, để có thể ứng dụng rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước.

2021. Giải quyết khó khăn về nguồn tài trợ cho doanh nghiệp trong đổi mới, sáng tạo

Các doanh nghiệp của Việt Nam gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu, phát triển.

TS. Chử Đức Hoàng nhận định, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển, trích lập quỹ phát triển, tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và duy trì hệ sinh thái nhà trường – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp bền vững

2021. Khơi dòng sức mạnh trí thức trẻ trong chuyển đổi số

Với sự tham gia của 177 đại biểu chính thức và 70 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV-năm 2021 đã thể hiện rõ nét tinh thần sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, TS Chử Đức Hoàng (Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ), Trưởng nhóm chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo” của Diễn đàn, đánh giá: các ý kiến của đại biểu thật sự phong phú, mang tính thực tiễn cao và “ăn khớp” với những chính sách, điều kiện sẵn có ở Việt Nam.

2021. Chuyển đổi số là chìa khóa vượt khó khăn trong đại dịch COVID-19

Tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 4, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định chuyển đổi số là 'chìa khóa' để các quốc gia vượt khó khăn, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại...

Tham gia diễn đàn, tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia NATIF (Bộ Khoa học và công nghệ), cho rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và chúng ta không thể tách ra khỏi xu thế này. Trong đó để có thể chuyển đổi số được, vai trò của đội ngũ trí thức trẻ, đặc biệt là những bạn trẻ có công trình, nghiên cứu sáng tạo có thể trở thành "đầu tàu" kết nối với nhau để thúc đẩy sự phát triển của công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.

2021. Trí thức trẻ người Việt cùng 'hiến kế' cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Chiều 26/11, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV - năm 2021 đã kết thúc thành công sau hai ngày thảo luận sôi nổi về chủ đề chuyển đổi số quốc gia. 

Phiên thảo luận đầu tiên với nội dung Khơi nguồn sáng tạo đã đưa ra những nghiên cứu cơ bản về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo và vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất sản xuất bền vững. Dưới sự chủ trì của PGS. TS. Đào Sỹ Đức (Phó trưởng Khoa Hóa học, Trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Chử Đức Hoàng (Phó Trưởng phòng Tài trợ Đề tài-Hoạt động, Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ), TS. Trương Ngọc Kiểm (Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn trường Đại học Quốc gia Hà Nội) và TS. Trần Hoàng Sơn (Nghiên cứu viên Đại học Liege, Bỉ), phiên họp là sự kết nối đầy thú vị giữa khoa học công nghệ và nông nghiệp, công nghiệp, y-sinh.

2021. Sử dụng công nghệ để chăm sóc, nâng cao sức khỏe

Sáng nay (30-10), Làng dịch vụ hỗ trợ và kết nối cộng đồng; Làng sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Làng công nghệ y tế và giải pháp sáng tạo chăm sóc sức khỏe đã tổ chức hội thảo “Giải pháp công nghệ hỗ trợ nâng cao sức khỏe”. Sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện TECHFEST VIỆT NAM 2021.

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội nhưng cũng đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy sáng tạo công nghệ ứng dụng cho cuộc sống. Đưa ra giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường trong đại dịch Covid-19, TS Chử Đức Hoàng- Founder Công ty CP Zinmed Việt Nam thông tin, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường rất cao. Đáng chú ý, 55% trong số bệnh nhân này gặp biến chứng. 

Trong thời gian giãn cách xã hội, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh nên thường tự ý mua thuốc, tự tiêm tại nhà mà ít đo đường huyết. Để có dữ liệu chính xác về mức độ bệnh, bệnh nhân cần xét nghiệm, đo tại bệnh viện. Để giải quyết vấn đề này, ứng dụng công nghệ đã ra đời, giúp bệnh nhân đái tháo đường có thể đo đường huyết tại nhà một cách chính xác và gửi tới bác sĩ.

2021. Ứng dụng công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh

Ngày 23/10, Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu đã tổ chức hội thảo trực tuyến về “Phát triển giải pháp, sáng kiến đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh” trong chuỗi sự kiện hướng đến Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 4 năm 2021 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

TS. Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) trình bày tham luận “Chính sách hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp Đổi mới công nghệ phục vụ Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh”. Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia được cụ thể hóa thông qua bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các đơn vị theo Quyết định số 765/QĐ-BNV với bảy nhóm tiêu chí: Chuyển đổi nhận thức và cơ chế chính sách, Hoàn thiện thể chế, Hạ tầng và nền tảng số, Thông tin và Dữ liệu số, Hoạt động của Chuyển đổi số, An toàn, an ninh mạng, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Chiến lược xanh cũng được Việt Nam xây dựng nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Theo chiến lược tăng trưởng xanh, Bộ KH&CN góp vai trò xây dựng danh mục quốc gia tổng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải carbon thấp trong các ngành sản xuất để tạo thuận lợi cho huy động đầu tư; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cho tăng trưởng xanh, chú trọng các nhiệm vụ có kinh phí đối ứng của doanh nghiệp. 

2021. Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu trong bối cảnh chuyển đổi số và đại dịch Covid-19

Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện hướng đến Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Mạng lưới tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu (Global VYSA) tổ chức.

TS. Chử Đức Hoàng - Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trình bày tham luận về nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số và hậu Covid-19.

Đây là diễn đàn giúp các nhà khoa học trẻ Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước và quốc tế cũng như đại diện của các cơ quan quản lý KH&CN tại Việt Nam trao đổi về xu thế phát triển và vòng đời của các công nghệ thông qua bản đồ công nghệ. Từ đó chuyển giao, ứng dụng và phát triển các nghiên cứu KH&CN. Bên cạnh đó, hội thảo cũng cung cấp những góc nhìn đa chiều, đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về khung khổ pháp lý và các nguồn lực tài chính cần thiết hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ.

2021. Amsers Gen Z Shaping the Future

Chương trình được tổ chức bởi H-A-O phối hợp cùng Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Chương trình không chỉ giúp các bạn học sinh cấp 3 đang trong giai đoạn quan trọng quyết định ngành học, nghề nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về con đường tương lai, mà còn là hoạt động gắn kết ý nghĩa kết nối giữa các thế hệ Amser lại gần nhau hơn. 

2021. Đổi mới sáng tạo: Giải pháp giúp doanh nghiệp từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy các doanh nghiệp tìm con đường đổi mới sáng tạo. Bài viết nhận diện khó khăn của các doanh nghiệp trong tiến trình này, đồng thời, chia sẻ những hỗ trợ tài chính và một số giải pháp từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, với mong muốn góp sức thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ, hướng đến phát triển bền vững.

TS. Chử Đức Hoàng - Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đánh giá các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được mô tả theo mô hình chuỗi giá trị, hướng đến mục tiêu kép là xây dựng và phát triển Việt Nam theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời hướng đến mục tiêu duy trì hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới và phát triển bền vững.

2021. Để nguồn lực tri thức nhân lên giá trị cuộc sống

TS. Chử Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Mạng lưới hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam (LIFVietnam) có 4 mục tiêu, nhằm kết nối nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp. 

Thực tế, LIFVietnam đã được hình thành từ 2014 dưới sự bảo trợ của Bộ khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chương trình Newton Fund Việt Nam và Học viện kỹ thuật hoàng gia Anh. Tuy nhiên, để đưa các sản phẩm nghiên cứu, khoa học ra thị trường thì cần thêm một mắt xích kết nối nữa. Đây là lý do Mạng lưới LIFVietnam ra đời vào tháng 4/2021, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp Việt Nam.

2021. InnoCity 2021 tìm kiếm sáng kiến trẻ Việt Nam toàn châu Âu

Mới đây Diễn đàn Sáng kiến trẻ Việt Nam toàn châu Âu đã diễn ra thành công. Chương trình do Thành đoàn Hà Nội và Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh phát động và tổ chức tại Việt Nam. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ chuỗi các sự kiện nhằm khởi động cuộc thi InnoCity 2021. Diễn đàn được tổ chức nhằm phát động, lan tỏa, và thảo luận xoay quanh chủ đề chính "Đổi mới sáng tạo và người Việt trẻ".

Đồng hành tại sự kiện InnoCity có sự góp mặt của: ông Phạm Việt Anh, Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Vương Quốc Hà Lan; ông Phạm Quang Thao, Phó Chủ Tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch HĐQT công ty CP Saparia, CH Séc; ông Chử Đức Hoàng, Phụ trách phòng Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ....

2021. Phát huy tối đa bản lĩnh thanh niên thế hệ mới

Thanh niên là lực lượng xung kích để bảo vệ và xây dựng đất nước, lao động sáng tạo phát triển kinh tế, xã hội,… và bảo vệ an ninh tổ quốc. Vì vậy cần tạo điều kiện để thế hệ trẻ có sức khoẻ phát huy hết khả năng, tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại nhằm cống hiến trí tuệ, tiềm năng sáng tạo cho đất nước. Đó là ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS. TSKH Trần Văn Nhung tại Hội thảo và Đối thoại chính sách “Thúc đẩy sự tham gia của Thanh niên trong các vấn đề phát triển và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, chiều 29.1. 

Theo đó, Phó trưởng Phòng Tài trợ đề tài và Hoạt động, Quỹ Đổi mới công nghệ (NATIF), Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Chử Đức Hoàng, cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam gồm nhiều nhóm thực thể. Trong đó chính sách, khung pháp lý và cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để hình thành hệ sinh thái. Những năm gần đây, hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, tuy nhiên so với thế giới, chỉ số đổi mới sáng tạo Việt Nam vẫn ở mức thấp. Năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều điểm “lõm”, như: sự sẵn sàng về công nghệ; sức sáng tạo; các thể chế; cơ sở hạ tầng; sự phát triển của thị trường tài chính và giáo dục, đào tạo bậc cao.

2021. Hội thảo khoa học với chủ đề “Robot và sản xuất thông minh”

“Robot và sản xuất thông minh” là lĩnh vực nền tảng chính và quan trọng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Vì vậy, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Dự án i4SMART – Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và Công ty TNHH UPVIET tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Robot và Sản xuất thông minh” vào ngày 15/01/2021.

Hội thảo được các diễn giả trong và ngoài nước tập trung vào các chủ đề: “Giới thiệu robot di động của CIT” – GS Takeshi Aoki (ĐH Chiba), “Phát triển nền tảng công nghệ robot di động thông minh tại UET” – PGS.TS Bùi Thanh Tùng (Trường ĐHCN), “Các hệ thống CAD/CAM/CNC/Robot tiên tiến” – bà Thu Hằng (Công ty Solid Edge), “Phân tích dữ liệu lớn – Tổng quan và xu hướng trong tương lai” – TS. Chử Đức Hoàng (Tập đoàn Vingroup)....

2021. TS. Chử Đức Hoàng: Từ ý tưởng tạo ra sản phẩm phải ‘thần tốc’

Trước đây, con đường từ ý tưởng tạo ra sản phẩm có thể mất hàng thập kỉ, nhưng hiện tại thời gian đó chỉ tính bằng tháng”, theo TS. Chử Đức Hoàng, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) 


Trước kia, nghiên cứu để tạo ra một công nghệ mất khoảng 5 năm và phải mất thêm hơn chục năm để tạo ra sản phẩm. Nhưng hiện tại thị trường không thể chờ một sản phẩm trong 15-20 năm. Ví dụ như Apple và Samsung, chỉ từ 8 tháng – 1 năm, hai hãng này đã có thể tung ra thị trường những dòng điện thoại đời mới nhất để cạnh tranh với thị trường”, ông Hoàng nhấn mạnh. 


Ông Hoàng đưa ra ví dụ về việc sản xuất máy thở. Trong năm 2020, tại Việt Nam, rất nhiều đơn vị như Đại học Duy Tân, Đại học Điện lực, Tập đoàn BKAV, Tập đoàn Vingroup công bố sản xuất được máy thở, tuy nhiên chỉ có máy thở của Tập đoàn Vingroup bước ra được thị trường.


2020. Robot dịch vụ y tế: Thị trường tiềm năng sắp tới ở Việt Nam?

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu về robot dịch vụ trong y tế. Hàng loạt robot do các kỹ sư, nghiên cứu viên, giảng viên người Việt chế tạo đã lần lượt được đưa vào thử nghiệm ở một số trường học, cơ sở y tế, khu cách ly và được chào đón nồng nhiệt.


Việc phát triển robot đang nhận được một động lực mới, khi một vài tháng nữa, Chính phủ sẽ thông qua danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó có robot và xe tự hành - theo ông Đặng Đình Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ (Bộ KH&CN). “Khi đó, các nhà phát triển robot y tế sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt không từ Bộ KH&CN, Bộ Y tế mà còn nhiều bộ ban ngành khác”, ông nói.


TS. Chử Đức Hoàng, Phòng Tài trợ Đề tài - Hoạt động thuộc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) và chuyên gia của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), cho biết hai quỹ này đang tài trợ khoảng 10 dự án trong nước về robot có khả năng phục vụ ngành y tế và có thể sẽ có thêm tài trợ cho các dự án tương tự trong tương lai.

2020. Định hướng chính sách và hỗ trợ tín dụng cho các Startup: Thích ứng và tăng tốc

Ngày 14/12/2020 vừa rồi Pamzon (Không gian làm việc khơi nguồn cảm hứng) đã tổ chức một buổi chia sẽ về tiếp cận nguồn vốn của các quỹ cùng TS Chử Đức Hoàng vô cùng thú vị với chủ đề Định hướng chính sách và hỗ trợ tín dụng cho các Startup: Thích ứng và tăng tốc

Buổi tọa đàm có nội dung liên quan đến hệ sịnh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp startup, tham luận và lời khuyên của các chuyên gia cho các doanh nghiệp startup hậu Covid-19 (thích ứng với tình hình mới và tăng tốc nắm bắt các cơ hội).

Với mục tiêu có thể chia sẻ các thông tin hữu ích thì Pamzon Space tổ chức một buổi tọa đàm với không gian mở, giao lưu và hợp tác. Chính vì thế không khí của buổi talk show rất hào hứng.

2020. Tọa đàm đối thoại chính sách “Định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sau đại dịch Covid-19”

 Tại Tọa đàm, TS Chử Đức Hoàng - Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đã chia sẻ về sự hoàn thiện dần dần trong chính sách hỗ trợ, khuyến khích đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cũng như hệ thống luật pháp không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với diễn biến thực tế của hoạt động đổi mới sáng tạo, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Đồng quan điểm trên, ông Trần Trí Dũng - Chương trình khởi nghiệp Thụy Sỹ bổ sung thêm, sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng cùng sự khó phân định việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, đặc biệt với bất trắc khó lường của đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng khởi nghiệp càng gặp khó hơn. Ngoài việc cần ưu đãi về chính sách và thuận lợi về luật pháp, người khởi nghiệp nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp nói chung cần được hỗ trợ về vốn để có thể đầu tư hiệu quả và từng bước phát triển, đóng góp tích cực vào sự đi lên của xã hội.

2020. Robot thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, robot hiện nay đã trở nên thông minh hơn thế hệ robot truyền thống. Chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất thông minh, hệ thống vận chuyển thông minh, internet vạn vật, dịch vụ thông minh và sức khỏe y tế. Trong thời gian tới, robot thông minh sẽ tiếp tục được tích hợp mở rộng nhiều công nghệ tiên tiến nhất như: cộng tác người - robot, truyền động tích hợp thông minh, nhận biết cảm xúc, giao diện máy tính - bộ não, mạng dữ liệu lớn, phần mềm sinh học và nền tảng đám mây...

Công nghiệp robot thông minh là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ tân tiến về công nghệ và cấp độ sản xuất cao nhất của một quốc gia. Để nắm bắt cơ hội phát triển và chiếm vị thế cạnh tranh mũi nhọn trong lĩnh vực này, những nền kinh tế chủ lực trên thế giới đã liên tục đề ra các chiến lược phát triển công nghiệp robot. Một số quốc gia đầu tư sớm đã thu được nhiều thành quả xứng đáng như: Hoa Kỳ, một số quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Được đánh giá là một trong những công cụ phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng 4.0, robot đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào danh mục công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0. Quyết tâm này cũng cho thấy sự kỳ vọng vào một bước đột phá trong nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ robot cùng nhiều lĩnh vực công nghệ liên quan của Việt Nam.  

2020. Năng lực hội nhập quốc tế của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việt Nam

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn khẳng định được vị thế đóng góp cho kinh tế của đất nước. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng được sự quan tâm về mặt chủ trương, chiến lược từ chính phủ, chứng kiến các nguồn vốn đầu tư từ khu vực công, khu vực tư nhân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hội nhập quốc tế trong kinh tế nông nghiệp không chỉ hướng đến mục tiêu tăng cường giá trị xuất khẩu, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân mà còn là giải pháp để chuyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ. Thông qua mục tiêu hội nhập quốc tế, các chủ thể kinh tế nông nghiệp tiếp cận và tham gia trực tiếp vào các hình thức kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Về phía nhà nước, cần hơn nữa các giải pháp một cách đồng bộ và sự vào cuộc của cả các viện nghiên cứu, các trường đại học và quan trọng nhất là các chủ thể của kinh tế nông nghiệp nhận ra được vai trò và vị trí của mình cũng như tầm quan trọng của hội nhập quốc tế.

2020. Dự án máy thở nguồn mở: Cuộc đua sản phẩm Made in Vietnam

Bệnh dịch do vi-rút corona (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút Sars-CoV-2 gây ra. Vi-rút này gây ra bệnh lý về hô hấp và những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị khó thở cần sự hỗ trợ của các thiết bị hỗ trợ, máy trợ thở (non-invasive ventilator), máy thở (invasive ventilator) và ECMO - Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation).

Việt Nam có thể chủ động ứng phó với các các kịch bản của dịch COVID-19 liên quan đến thiết bị hỗ trợ thở, máy trợ thở, máy thở các loại với số lượng gần 7.000 máy thở, gần 10.000 máy trợ thở và có thể đáp ứng công suất lên đến 60.000 máy thở/tháng. Dù việc thực hiện kế hoạch này là thách thức không nhỏ đối với hệ thống sản xuất như của Vingroup, Metran và các đơn vị chế tạo, sản xuất khác nhưng đây là sự thay đổi mà Việt Nam đã không kịp làm điều tương tự trong dịch Sars năm 2003.

Cuộc chơi sản xuất thiết bị Made in Vietnam vẫn còn nhiều khó khăn, chúng ta còn thiếu từ nhân lực, công nghệ, quản lý, đến chuỗi cung ứng… nhưng trong những tình huống cấp bách của xã hội, những điểm sáng đã được thắp lên và đã có những thành công được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên để có nhiều điểm sáng hơn nữa, rất cần sự chỉ đạo từ Chính phủ, hỗ trợ trợ từ các bộ, ban, ngành; sự chung tay của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà công nghệ; và nhiều hơn nữa các nhà tài trợ, doanh nghiệp đồng tâm hiệp lực.

2019. Dòng họ Chử kết nối cộng đồng, hướng tới phát triển và thịnh vượng

Buổi gặp mặt Họ Chử Việt Nam năm 2019 và ra mắt CLB Doanh nhân Họ Chử Việt Nam là hoạt động đánh dấu chặng đường 7 năm (2012 - 2019) phát triển kết nối các gia tộc, chi, nhánh và cộng đồng Họ Chử Việt Nam trong cả nước. Cũng tại sự kiện này sẽ làm lễ ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân Họ Chử Việt Nam. Cộng đồng Họ Chử Việt Nam là tập hợp những thành viên mang họ Chử của Việt Nam tự nguyện tham gia kết nối, giao lưu và phát triển. TS Chử Đức Hoàng phát biểu trong buổi gặp mặt.

2019. Hội thảo Nâng cao năng lực về chính sách, Sở hữu trí tuệ và Tiêu chuẩn đo lương chất lượng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hội thảo được tổ chức với mục đích tuyên truyền, phổ biến các thông tin về khởi nghiệp; kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn khu vực phía tây Bắc, đồng thời tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp, xây dựng cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong một số lĩnh vực có thế mạnh của địa phương. Đến tham dự Hội thảo, ông Chử Đức Hoàng - Đại diện Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (Bộ KH&CN) và các các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Sở, Ban ngành, Viện, trường trên địa bàn Vĩnh Phúc và 1 số tỉnh lân cận, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp, ... và cán bộ giảng viên, cộng tác viên là thành viên nhóm khởi nghiệp, các em sinh viên tiêu biểu của Trường Đại học Công nghệ GTVT. 

2019. GS Vũ Hà Văn: “VinIF không làm phong trào mà hướng đến đội ngũ nghiên cứu tinh hoa”

Sau 4 tháng đồng ý đảm nhận công việc mới tại Việt Nam trên cương vị Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (Big Data) của Tập đoàn Vingroup, GS Vũ Hà Văn đã có cuộc chia sẻ public về Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) và Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBDI). 

Quỹ VinIF được tập đoàn Vingroup thành lập với mục đích hỗ trợ nghiên cứu khoa học ở Viêt Nam. Về mục đích, nó tương tự Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted), nhưng cơ chế hoạt động sẽ có nhiều điểm khác biệt. Để vận hành một quỹ như vậy thường cần thời gian chuẩn bị vài năm và một bộ khung nhân sự rất đáng kể. Với mong muốn sự hỗ trợ đến với người làm khoa học càng sớm càng tốt, chúng tôi cố gắng đưa quỹ vào vận hành ngay trong năm 2019. 

Tôi rất may mắn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà khoa học trẻ, đầy nhiệt huyết và sáng kiến. Nhiều người trong số họ đang làm việc tại Viện như các TS Đào Đức Minh, Lê Đức Hậu, Chử Đức Hoàng... 

2018. Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng giảng viên khoa Điện đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

   Tham dự Hội thảo có hội thảo có TS. Chử Đức Hoàng - Phụ trách Phòng tài trợ đề tài hoạt động quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia (Natif), Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Vũ Hữu Lập – Giám đốc công ty Hưng Lập Phát, ông Nguyễn Văn Cường – Giám đốc  công ty Thành Phát; TS. Nguyễn Trọng Các - Trưởng khoa Điện; TS. Ngô Hữu Mạnh – Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ & Hợp tác Quốc tế cùng toàn thể các giảng viên trong khoa.

   Hội thảo đã nhận được 10 báo cáo khoa học của các tác giả, nhóm tác giả về thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên khoa Điện đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó tập trung vào một số nội dung như: Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào khoa Điện; Nghiên cứu xây dựng giải pháp bồi dưỡng giảng viên đặc biệt là chất lượng đội ngũ giảng viên bộ môn thực hành - thực nghiệm; Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục sinh viên khoa Điện hướng tới tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

2018. Semina chuyên gia của nhóm nghiên cứu về Chính sách & Phát triển xã hội nông thôn

Thực hiện yêu cầu về nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhóm nghiên cứu Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Lý luận chính trị & Xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi tọa đàm chuyên đề với các nhà khoa học: “Quy định về hoạt động thẩm định, giám định công nghệ và cơ chế hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ năm 2017” tại Không gian Innovation, nhà G6, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Trong bài trình bày của mình, TS. Chử Đức Hoàng chỉ rõ hoạt  động đổi mới công nghệ hiện nay được tập trung với những nội dung như: Đổi mới sản phẩm, quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất, dịch vụ kinh doanh và maketting...; vai trò cũng như mục tiêu của đổi mới công nghệ. Đặc biệt trên cơ sở tổng kết thực trạng trình độ công nghệ của Việt Nam, TS. Hoàng đã chỉ ra những giải pháp và nỗ lực của Quỹ đổi mới Công nghệ quốc gia nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, hiệu suất của các dự án, chương trình sáng tạo công nghệ. Trong đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy những cơ hội mà Quỹ sẽ hỗ trợ cho các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và bản thân các nhà khoa học.

2018. Nâng cao năng lực hỗ trợ ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KHCN lĩnh vực dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh

Nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KHCN lĩnh vực dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh thông qua chuyển giao tri thức về hoạt động hỗ trợ cho cơ sở ươm tạo, ngày 21/12/2018, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh và Công ty CP Dược và Vật tư Y tế Quảng Ninh tổ chức buổi Hội thảo - Café Công nghệ “Nâng cao năng lực hỗ trợ ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KHCN lĩnh vực dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh” tại thành phố Hạ Long.

Về phía đại diện Qũy Đổi mới KH&CN Quốc gia, TS Chử  Đức Hoàng chia sẻ các cách thức quản trị nguồn lực cho các dự án khởi nghiệp ĐMST, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Ngoài ra, Ông cũng phân tích các trường hợp cụ thể khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu mà bản thân đã trực tiếp tư vấn và hỗ trợ triển khai. TS. Chử  Đức Hoàng khẳng định Quỹ Đổi mới KH&CN Quốc gia luôn sẵn sàng đồng hành với các dự án khởi nghiệp ĐMST đặc biệt là trong lĩnh vực dược liệu.

2017. Start-up Việt khó lên sàn

Ông Chử Đức Hoàng - sáng lập kiêm CEO của Zinmed cho rằng thời điểm 3 năm tới chưa phù hợp để triển khai sàn chứng khoán cho các doanh nghiệp start-up bởi thị trường Việt chưa sẵn sàng với những thay đổi này. Theo vị này, vốn mồi ban đầu cho các doanh nghiệp start-up ở Việt Nam thường rất nhỏ, chỉ chưa đến 10% so với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sáng lập viên của Zinmed cũng đánh giá trình độ quản lý công nghệ, đánh giá công nghệ của Việt Nam còn bất cập và chưa đi sâu vào thực tế. "Việc xác định giá trị cho doanh nghiệp start-up vốn đã khó, với start-up Việt Nam còn khó hơn. Khi không rõ ràng về giá trị thì rất khó đưa thông tin công ty lên sàn".

2017. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu cùng Quỹ Newton Fund - Vương quốc Anh

Các nhà khoa học, nhà sáng chế tại Việt Nam sẽ có cơ hội được thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình với Chương trình Đào tạo Thương mại hóa kết quả nghiên cứu (Leaders in Innovation Fellowships – LIF) lần thứ 4 do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) hợp tác với Viện hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh triển khai.

Nói về hiệu quả của chương trình LIF, ông Chử Đức Hoàng – Phó trưởng phòng tài trợ đề tài và hoạt động đổi mới công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF): “Chương trình này dành cho các nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh, các doanh nghiệp sáng tạo,… là rất nhiều. Khóa đào tạo bên Anh sẽ hỗ trợ cho các bạn nâng cao năng lực, tư duy, nhận thức của học viên về các sản phẩm, dự án của mình, nâng cao giá trị gia cũng như phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam."


2016. Đào tạo về thủ tục pháp lý, mô hình quản trị và mô hình gọi vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nói về vai trò của đổi mới công nghệ, TS. Chử Đức Hoàng cho biết, đổi mới công nghệ được xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thực tế hiện nay, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều điểm “lõm” như sự sẵn sàng về công nghệ, sức sáng tạo, các thể chế, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của thị trường tài chính và giáo dục – đào tạo bậc cao. 

2016. Tìm khách hàng trước khi xong sản phẩm

Anh Chử Đức Hoàng trong buổi Demo Day của IPP2. Zinmed được IPP2 hỗ trợ 30.000 Euro vào năm 2015. Để giữ lượng đường huyết ổn định, những người bị mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo là cần mua thiết bị đo đường huyết cá nhân khoảng trên dưới 1 triệu đồng và tốn vài chục nghìn tiền mua que thử đường huyết mỗi ngày khiến chi phí điều trị bệnh tiểu đường không hề nhỏ. Đó còn chưa kể, trên thị trường hiện nay chủ yếu chỉ bán các thiết bị xâm lấn – cả một khó khăn với những người sợ vật nhọn và sợ chích máu. Thiết bị mà Zinmed đang nghiên cứu và phát triển là thiết bị đo đường huyết không xâm lấn, tức là không cần chích máu, không cần que thử, nhỏ gọn và giá tiền dự kiến bán ra nằm trong khoảng 1-2 triệu. Thiết bị này sử dụng nguyên lý quang phổ Raman, vốn được dùng để phân tích thành phần cấu tạo của một mẫu vật (chẳng hạn như đá quý) nên cũng có thể dùng để phân tích cấu trúc mô cơ thể, trong đó có glucose. Theo đó, khi người dùng đặt đầu ngón tay vào thiết bị, một chùm tia laser đa bước sóng sẽ xuyên qua da, đi vào tương tác với các tế bào và sẽ bị tán xạ ra bước sóng khác. 

Tuy vậy, sản phẩm này lại là bước cuối cùng trong việc hoàn thiện giải pháp hỗ trợ người bị mắc bệnh tiểu đường. Còn bước đầu tiên? Xây dựng mạng lưới khách hàng đã.

2016. Tiến sĩ trẻ Việt tìm ra giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường

Hơn 10 năm giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tiến sĩ Chử Đức Hoàng sinh năm 1981 tại Đông Anh, Hà Nội, tích lũy nhiều kiến thức và trải nghiệm về công nghệ cũng như giải pháp tin học trong lĩnh vực y tế. Hằng ngày chứng kiến cha mình chống chọi với bệnh tiểu đường, anh Hoàng quyết tâm nghiên cứu phát minh ra chiếc máy đo tiểu đường không xâm lấn 'made in Vietnam' để hỗ trợ chính cha mình và người bệnh.

2015. Tiến sĩ trẻ khởi nghiệp với phần mềm kiểm soát bệnh tiểu đường

Anh Chử Đức Hoàng sinh năm 1981 tại Đông Anh (Hà Nội). Tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội năm 2004, anh được giữ lại làm việc tại Viện Điện tử Viễn thông với chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh.

Hơn 10 năm giảng dạy và nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe giúp anh có trải nghiệm về lĩnh vực này. Ý tưởng về ứng dụng công nghệ hỗ trợ bệnh nhân chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe xuất phát từ thưc tế có 250 triệu lượt tìm kiếm trên internet về các bệnh lý mỗi tháng. Trong đó, hơn 80% các từ khóa tìm kiếm tập trung vào 15 nhóm bệnh cơ bản và 8 loại bệnh đang phổ biến trong xã hội hiện đại.

2012. Ở đây elearning đã được tối ưu

Phong cách chuyên nghiệp, vui vẻ và nhiệt tình là những ấn tượng đầu tiên về thầy Chử Đức Hoàng, giảng viên của chương trình Kỹ sư tin học ứng dụng(IT). Mới tham gia cộng tác với Topica trong một thời gian ngắn nhưng thầy đã để lại nhiều ấn tượng tốt với cả học viên và cán bộ của chương trình Topica. Thầy Chử Đức Hoàng, giảng viên Khoa Điện tử viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, giảng viên chương trình Kỹ sư tin học ứng dụng (IT) của Topica. 

Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, thầy cộng tác với chương trình Kỹ sư tin học (IT) trong việc giảng dạy các môn học về ngôn ngữ lập trình C, .Net, c#.net,... Riêng môn Lập trình C, thầy đã cộng tác với Topica elearning từ việc biên soạn giáo trình, slide bài giảng, sau đó là quay video, đi giảng offline và giải đáp thắc mắc của học viên trên diễn đàn elearning.